• Bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải

    Bể lắng là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng và hữu ích đối với các công trình xử lý nước thải trong cuộc sống ngày nay. Tất cả mọi nguồn nước khi vào bể lắng đều được loại bỏ tối đa các tạp chất ô nhiễm, những chất bẩn trong nước nhằm đảm bảo sao cho có được một nguồn nước được xử lý sạch sẽ nhất. Bể lắng bao gồm nhiều loại, với nhiều đặc điểm, tính chất khác nhau. Trong đó có thể kể đến bể lắng đứng trong xử lý nước cấp.

    Nội dung bài viết

    Bể lắng đứng là gì?

    Ưu nhược điểm của bể lắng đứng

    Nguyên lý hoạt động của bể lắng đứng như thế nào?

    Đặc điểm bể lắng đứng trong quá trình xử lý nước thải

    Tính toán thiết kế bể lắng đứng trong xử lý nước cấp

    So sánh bể lắng đứng và bể lắng ngang

    Ứng dụng của bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải

    Bể lắng đứng là gì?

    Bể lắng đứng là một công trình xử lý nước thải nhằm làm giảm các chất độc hại có trong nước. Bể lắng đứng có dạng hình trụ tròn hoặc vuông và đáy là hình chóp, được làm từ thép không gỉ hoặc inox,.. và phủ lớp sơn epoxy bên ngoài bể. Đường kính bể từ 4 -9m. 

    Cấu tạo của bể lắng đứng có ngăn phản ứng trung tâm khá đơn giản với đường kính không vượt quá 3 lần chiều sâu. Bên cạnh đó là hàng loạt các thành phần như

    • Ống xả cặn, ống xả cặn nổi
    • Máng nước dẫn, máy thu nước, máng tháo nước
    • Ống trung tâm

    Bể lắng đứng cho phép lưu nước thải hiệu quả, đơn giản với thời gian nhanh chóng, nhất định. Tất cả đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chất lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực có thể lắng xuống đáy.

    Hình ảnh bể lắng đứng

    Bể lắng đứng hoạt động theo nguyên lý nước chảy ngược. Hiệu suất hoạt động của bể tương đối hiệu quả nhưng kém hơn các loại bể lắng khác. Nhưng bù lại, thiết kế đơn giản, chi phí quản lý thấp, tiết kiệm không gian xây dựng.

    bể lắng đứng phù hợp cho các đơn vị có lưu lượng nước dưới 20 ngàn m3/ ngày và nguồn nước có độ đục thấp (NTU, FTU).

    cấu tạo của bể lắng đứng

    Ưu nhược điểm của bể lắng đứng

    Ưu điểm của bể lắng đứng

    • Thiết kế linh hoạt, đơn giản, gọn và có thể loại bỏ cả dầu mỡ
    • Có thể làm hố thu cặn 
    • Chiếm ít diện tích xây dựng
    • Thời gian lắng khá nhanh

    Nhược điểm:

    • Hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang

    Nguyên lý hoạt động của bể lắng đứng như thế nào?

    Nước thải sinh hoạt hay nước cần lắng từ bên ngoài vào thông qua ống trung tâm (ống thẳng đứng), chiều nước từ trên xuống, rồi quạt qua 2 bên. Tại đây, nước chảy ngược lên trên qua các máng răng cưa ( rãnh chảy tràn). 

    Quá trình lắng  cặn sẽ diễn ra theo dòng nước đi lên với vận tốc nước được duy trì ở 0.2 - 0.5m/s. Các cặn bùn, hạt, dưới tác dụng của trọng lực, sẽ bị lắng xuống dưới. Sau quá trình lắng, chúng sẽ được lấy ra để xử lý.   

    bể lắng đứng trong xử lý nước thải

    Đặc điểm bể lắng đứng trong quá trình xử lý nước thải

    Bể lắng đứng là một trong những phương pháp trong hệ thống xử lý nước thải. Được dùng để loại bỏ một số chất rắn, cặn trong nước thải. Nếu kết hợp thêm với quá trình đông keo tụ thì hiệu quả lắng sẽ được nâng cao.

    Tùy vào sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải, mà bể lắng đứng đóng vai trò làm bể xử lý sơ cấp hay thứ cấp.

    • Bể lắng đứng sơ cấp: 

    + dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trước khi áp dụng các biện pháp sinh học. Trung bình bể này có thể loại bỏ được 50 - 70 % chất lơ lửng và 25 -40 % BOD có trong nước.

    + Sau lắng, hàm lượng chất lơ lửng phải nhỏ hơn 150mg/l. Nếu không đạt, phải tăng cường hiệu suất của bể lắng bằng phương pháp đông tụ sinh học, làm thoáng đơn giản hoặc kết hợp keo tụ.

    • Bể lắng đứng thứ cấp : được dùng để lắng các cặn vi sinh, bùn.
     

    Đơn vị

    BL3

    BL4

    BL5

    BL6

    BL7

    BL8

    Tổng diện tích bề mặt

    m2

    3.4

    6

    6

    7.8

    12.2

    12.2

    Công suất

    m3

    4.03

    6.59

    8.8

    15.2

    18.73

    23.41

    Đường kính thân lớn nhất

    mm

    2085

    2800

    2800

    3200

    3960

    3960

    Chiều cao không kể chân

    mm

    2450

    2460

    2820

    3500

    3570

    3850

    Chiều cao phần đứng

    mm

    770

    415

    810

    1245

    640

    1020

    Khối lượng rỗng

    Kg

    250

    580

    630

    850

    1000

    1100

    Khối lượng khi chứa nước

    Kg

    4280

    7170

    9430

    16050

    19730

    24610

    thông số của bể lắng đứng phổ biến

    Tính toán thiết kế bể lắng đứng trong xử lý nước cấp 

    Cách tính bể lắng đứng được thực hiện dựa trên:

    • Lưu lượng, hàm lượng cặn của nước thải cũng như hàm lượng cặn cho phép sau khi lắng (căn cứ vào điều kiện vệ sinh và tính chất công trình trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải)
    • Hệ số kết tụ
    • Điều kiện về chế độ lắng của hạt
    • Thời gian xả cặn.
    • Lượng nước sử dụng cho việc xả cặn

    mua bể lắng đứng ở đâu

    So sánh bể lắng đứng và bể lắng ngang

    Bể lắng ngang

    • Được làm bằng vật liệu như bê tông, đất, gạch tùy thuộc vào kích thước, cũng như mục đích sử dụng, yêu cầu của quá trình lắng và điều kiện kinh tế
    • Dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với 4 vùng chính. Đó là vùng hoạt động - vùng quan trọng nhất, vùng bùn - vùng bùn lắng tập trung, vùng trung gian - vùng mà nước thải và bùn lẫn lộn với nhau, vùng an toàn.
    • Bề rộng khoảng từ 3-6 m, chiều sâu từ 1m5 đến 4m và chiều dài thường gấp 8-12 lần so với chiều sâu
    • Bể lắng ngang được chia thành nhiều vách ngăn
    • Chỉ sử dụng khi hệ thống >15000m3/ngày đêm
    • Với hiệu suất xử lý lên đến 60%, bể cho phép thời gian lưu nước từ 2-3h

    Bể lắng đứng

    • Hình dạng: Dạng hình hộp hoặc trình trụ nhưng đáy hình chóp
    • Ở bể lắng đứng, nhờ thành phần ống phân phối ở tâm bể mà nước thải được đưa vào bể với vận tốc chậm <30mm/s nhằm mục  đích tránh làm xáo trộn lớp bùn đã lắng bên dưới
    • Với hiệu suất lắng thấp hơn bể ngang khoảng 10-20%, thời gian lưu tại bể từ 45 cho đến 120 phút
    • Ở bể lắng đứng, dưới áp lực thủy tĩnh, bùn được tháo ra ở đáy nón còn nước trong sẽ chảy tràn ra ngoài ở phía trên

    ứng dụng của bể lắng đứng xử lý

    Ứng dụng của bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải

    • Loại bỏ các cặn sinh học, cặn hữu cơ trong bể lắng
    • Lắng cát
    • Nén bùn trọng lực giúp làm độ ẩm giảm đi trong quá trình xử lý bùn
    • Loại bỏ các bông cặn hoá học trong suốt toàn bộ quá trình keo tụ tạo bông
    • Tách bùn vi sinh ra khỏi nước.

    Trên đây là những thông tin cơ bản và hữu ích về bể lắng đứng. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về sản phẩm và sớm sở hữu được những sản phẩm bể lắng đứng chất lượng nhất cho doanh nghiệp mình!
     

     

     
    Ngày đăng: 13-09-2020 9,531 lượt xem
  •  

     

    NƯỚC LÀNH - GOOD WATER - NƯỚC LÀNHCST STORAGE - NƯỚC LÀNH - GOOD WATERCST STORAGE - GOOD WATER - CST STORAGE