• Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Hiện nay, việc lưu trữ và bảo quản nông sản thường được thực hiện trong các nhà kho, nhà chứa, đòi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng; nhà kho cần kiên cố với hệ thống điều hòa, thông gió. Như vậy, công tác đầu tư ban đầu sẽ rất lớn.

    Nội dung bài viết

    Kho silo là gì?

    Các loại silo

    Cấu tạo silo

    Ưu điểm của silo

    Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?

    Phương pháp bảo quản nông sản

    So sánh 2 phương pháp bảo quản lương thực phổ biến

    Kho silo là gì?

    kho silo là một nơi để lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu không đóng bao với số lượng lớn. Kho Silo thường được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến để bảo quản ngũ cốc hoặc thức ăn lên men (thức ăn ủ chua). 

    Ngoài ra, kho silo còn là lựa chọn hàng đầu cho giải pháp lưu trữ lương thực, thực phẩm, xi măng, cát, sỏi, bảo quản nông sản, thực phẩm tươi, thức ăn chăn nuôi, nhựa, nhiên liệu sinh học, muôi than, gỗ, và mùn cưa…

    Silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1.000 tấn nông sản. Đây là bước ngoặt mới để bảo quản nông sản, lương thực, nguyên vật liệu khô sau thu hoạch.

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Các loại silo

    Trên thị trường ngày nay có ba loại silo chính, được sử dụng rộng rãi là: Tháp silo, hầm silo và túi silo. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại nhé!

    Tháp silo

    Tháp silo có cấu tạo hình trụ tròn với đáy là hình chóp. Silo được làm bằng bê tông, kim loại, inox hoặc kim loại tráng men, móng chân đỡ kho bể silo là bê tông cốt thép. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi kho có thể chứa một hoặc nhiều silo. 

    Trong đó, có một silo làm nhiệm vụ đảo trộn nguyên liệu khi có nguyên liệu từ silo khác chuyển đến.

    Khi nhập kho: chúng ta cần hệ thống băng tải, gầu tải để bốc dỡ vận chuyển nguyên liệu từ bên ngoài như xe tải, tàu hỏa,... hay từ các phân xưởng khác.

    Khi xuất kho: hệ thống tự động chuyển nguyên vật liệu, hạt từ silo sang cân tự động, cân kiểm tra và cân đóng bao.

    Trước khi nhập kho silo cần đảm bảo nguyên liệu thu nhận đạt tiêu chuẩn qui định hoặc phải xử lý độ ẩm khi vượt quá giới hạn hoặc bị sâu mọt, bằng hệ thống các thiết bị sơ chế như hệ thống làm sạch,hệ thống sấy khô và phân loại.

    Trong quá trình bảo quản, kho silo được trang bị các thiết bị kiểm tra, xử lý nguyên vật liệu như : nhiệt kế, ẩm kế( kiểm tra độ ẩm) được gắn vào giữa các silo ở nhiệt độ khác nhau, khoảng cách giữa các ẩm kế là 5 7m; hệ thống ống dẫn khí được gắn với quạt cao áp để thổi không khí vào nguyên liệu, tùy vào nhiệt độ và độ ẩm mà hệ thống sẽ thổi không khí lạnh hoặc nóng vào để điều chỉnh thích hợp cho vật liệu.

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Cấu tạo silo

    Silo được cấu tạo là một ống hình trụ, đáy có dạng hình chóp, cao khoảng 30 đến 35m, có nắp đậy kín để có thể bảo quản ở trạng thái kín hoặc lạnh khi cần thiết. Vật liệu làm silo thường là bêtông, kim loại hoặc kim loại tráng men. 

    Mỗi kho có thể có nhiều Silo, trong đó có một silo bỏ trống, nhờ đó có thể thường xuyên đảo trộn nguyên liệu bằng cách chuyển nguyên liệu từ Silo này sang Silo khác.

    Một Silo có cấu tạo các thành phần sau:

    • Thân có hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông được cấu tạo từ thép cacbon và được sơn phủ lớp epoxy hai mặt trong và ngoài hoặc bằng thép không rỉ. Áp dụng công nghệ lắp ghép giúp tiết kiệm thời gian lắp đặt sản phẩm.
    • Ống côn dùng để tháo nhiên liệu
    • Vòm côn che phía trên thân trụ.
    • Cửa nạp nguyên nhiên liệu.
    • Chân đỡ silo
    • Cầu thang
    • Nắp thăm
    • Phần đáy côn : có dạng phễu được cấu tạo từ thép cacbon sơn phủ lớp epoxy hoặc thép không rỉ.

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Ưu điểm của silo

    Chắc hẳn, trước khi đưa ra được quyết định lựa mua hay tin dùng, sử dụng bất cứ thứ gì, ưu điểm của nó so với các loại khác chính là một trong những yếu tố được cân nhắc hàng đầu. Và kho silo cũng không nằm trong ngoại lệ. Vậy “Tại sao nên lựa chọn sử dụng silo trong xây dựng?”, “gia công silo có khó không?”... Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số những ưu điểm mà kho silo mang lại để giải đáp cho các thắc mắc trên nhé!

    • Kho silo có thể chứa cũng như bảo quản được khối lượng sản phẩm với trọng tải lớn trong cùng một lúc - đây là điều mà bất kỳ các nhà kho nào trước đó cũng chưa thể thực hiện được. 
    • Bên cạnh đó, kho silo còn cho phép cơ khí hóa và tự động hóa trong việc xuất nhập kho; giúp làm tăng độ đồng nhất nhờ vào quá trình đảo trộn và thuyên chuyển silo. 
    • Qua đó, vi sinh vật và côn trùng gây hại khó xâm nhập được vào bên trong kho để phá hoại, đảm bảo chất lượng sản phẩm bên trong kho và giảm được hư hỏng sản phẩm và các chi phí lao động phát sinh, chỉ tốn khoảng một phần mười so với các khoản chi phí cho việc bảo quản thông thường
    • Việc sở hữu những kho silo riêng cho cơ quan, doanh nghiệp bạn sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất công việc cao
    • Được làm từ những chất liệu cao cấp, chất lượng, kho silo không chỉ đảm bảo về chất lượng cao mà còn khó hư hỏng, đỡ được các khoản chi phí sửa chữa và thời gian bảo quản lâu tuổi thọ trung bình cao
    • Tiết kiệm được một khoảng không gian cũng như mặt bằng đáng kể do không cần quá nhiều diện tích đất lớn như nhà kho, bãi chứa.
    • Tránh được những tác động của môi trường, những điều kiện kể cả  là khắc nghiệt nhất của thời tiết như mưa bão, ẩm mốc,...

    Qua hàng loạt các ưu điểm nổi trội kể trên của kho silo, chúng ta có thể khẳng định rằng: Kho chứa silo là sự lựa chọn hoàn hảo và lý giải được vì sao kho silo lại được nhiều nước trên thế giới tin dùng, sử dụng đến như thế!

    Cơ mà bên cạnh những ưu điểm, lợi ích của kho silo kể trên thì vẫn còn tồn tại một số ít nhược điểm, ví dụ như vốn đầu tư cho xây dựng là tương đối cao. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi “Kho silo có thực sự tốt không?” thì câu trả lời hoàn toàn là CÓ! Rất nhiều khách hàng đã tin dùng và sử dụng, thế còn bạn thì sao?

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?

    Như chúng ta đã biết, việc bảo quản lương thực, thực phẩm (hay nói ngắn gọn là nông sản) trước kia chỉ ở những nhà kho bình thường với điều kiện bảo quản hết sức đơn giản. 

    Vì thế mà chất lượng của nông sản cũng không cao. Hiểu được lẽ đó, các mẫu Silo mới đã nhanh chóng ra đời và chinh phục mọi người bởi khả năng khắc phục được toàn bộ những nhược điểm của các phương pháp bảo quản truyền thống.

     Kho silo được các nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và chế tạo thành công và cho đến nay, đây được xem là phương án tối ưu và hiệu quả có tác dụng giúp giảm thiểu những thiệt hại nông sản trong kho bảo quản.

    Nhìn chung, việc ứng dụng Silo vào bảo quản nông sản không chỉ cho phép người nông dân cơ giới hóa dần trong sản xuất lương thực mà qua đó còn giúp tiết kiệm  được một khoản chi phí nhất định mà vẫn đảm bảo được hiệu quả, năng suất công việc. 

    Khi so sánh và phân tích, đánh giá những hiệu quả mà Silo mang lại, so với những Silo được nhập từ nước ngoài về. Các nhà khoa học đã kết luận ra rằng việc ứng dụng kho silo vào trong việc bảo quản nông sản theo thiết kế của Việt Nam là thực sự phù hợp và cực kỳ hiệu quả. Minh chứng, biểu hiện cụ thể nhất cho điều này chính là có thể giảm được đáng kể lượng chi phí, thậm chí lên tới 1/3 giá thành so với Silo nhập ngoại.

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Phương pháp bảo quản nông sản

    Để có thể bảo quản nông sản tốt và hiệu quả, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó chính biết cách khắc phục những tác động bất lợi của điều kiện thời tiết cũng như khí hậu thất thường ở Việt Nam. 

    Có thể thấy rằng, việc thu hoạch nông sản chính là khâu cuối cùng trong một quá trình làm việc, sản xuất. Ví dụ đối với lúa. Dưới ánh nắng mặt trời bao nhiêu độ, cùng với phương pháp thủ công, truyền thống, người gieo trồng lúa chỉ có thực hiện công đoạn cất trữ được lượng thóc của mình chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.

     Vì thế chất lượng thóc gạo không cao cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

    Việc áp dụng mô hình silo mới được tiến hành dựa vào nguyên lý: chống nhiệt bên ngoài đốt nóng và thoát ra khỏi nhiệt bên trong bằng chế độ thông thoáng. Trong điều kiện nhiệt độ, khí hậu của Việt Nam hiện nay thì để ở mức nhiệt độ 35 độ C là hợp lý nhất.

     Bởi lẽ, với nhiệt độ này, quá trình đưa thóc vào kho silo không chỉ được tuân theo quá trình loại bỏ tạp chất, tự làm sạch, sấy bổ sung nhờ hệ thống lò đốt và vào Silô mà còn giúp gạo chảy xuống đều hơn. 

    Điều đặc biệt nhất phải kể đến đó chính là bốn phễu thu, được lắp đặt để giúp lấy thóc ra một cách thuận tiện, dễ dàng.

    Ngày nay, phương pháp sử dụng kho silo từ bao giờ đã được xem là một trong những phương pháp tối ưu, tiên tiến nhằm khắc phục tối đa những nhược điểm của các hình thức bảo quản cũ. Vậy so với các phương thức bảo quản cũ, kho silo có gì giống và khác? Có gì cải tiến hơn mà lại được đông đảo mọi người quan tâm như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phần tiếp theo để biết được chi tiết vấn đề này ngay sau đây nhé!

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Silo chứa xi măng

    So sánh 2 phương pháp bảo quản lương thực phổ biến

    Từ trước đến nay, mọi người chủ yếu biết đến cũng như áp dụng 2 loại phương pháp bảo quản lương thực. Đó chính là sử dụng kho thông thường và kho silo. 

    Phương pháp sử dụng kho thông thường

    Ở phương pháp sử dụng kho thông thường, kho bảo quản được xây dựng chất liệu xưa cũ như bằng gạch hay ngói sắp xếp theo từng dãy sát nhau tạo thành một khối thống nhất với hệ thống thông gió được thiết kế dưới sàn.

     Phương pháp này “ghi điểm” nhờ vào sự thuận tiện trong quá trình xuất nhập hàng hóa.

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Phương pháp sử dụng kho silo

    Phương pháp sử dụng kho silo ngày càng được biết đến rộng rãi hơn với chất liệu chủ yếu từ gạch hay bê tông cốt thép. Việc sử dụng silo sẽ giúp cho quy trình bảo quản lương thực, thực phẩm không chỉ được tự động hóa và chuyên nghiệp hơn rất nhiều mà còn mang lại khá nhiều ưu điểm đặc biệt kể ở phần trên.

    Nhìn chung, cả hai phương pháp bảo quản nông sản trên đều chiếm được sự quan tâm và ưa chuộng của đông đảo mọi người hiện nay. Vậy đối với từng phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo và đánh giá qua từng phương diện sau đây nhé!

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Diện tích đất để xây dựng

    Việc sử dụng nhà kho đòi hỏi cần phải có một khoảng không gian rộng lớn, một khoảng diện tích đất để xây dựng tương đối rộng so với phương pháp bảo quản bằng silo. Qua đó, bạn có thể tự so sánh để tự rút ra được kết luận cho thấy sự tiết kiệm diện tích xây dựng của việc dùng kho silo bảo quản là như thế nào.

    Bên cạnh đó, nếu như bạn muốn tăng sức chứa của kho silo lên theo ý thích hay mục đích sử dụng thì cũng không cần phải tăng diện tích đất so với việc phải mở rộng đất khi xây kho chứa.

    Thời gian bảo quản sản phẩm

    Xét về phương diện thời gian bảo quản thực phẩm thì phương pháp sử dụng kho silo được đánh giá cao hơn hẳn nhiều lần so với việc phương pháp sử dụng nhà kho truyền thống. Cụ thể là thời gian bảo quản khi ở kho silo có thể lên tới 3 năm trong khi ở các kho thông thường chỉ gần 1 năm mà lại vẫn giữ được chất lượng như ban đầu mà không bị các vi khuẩn hay vi sinh vật xâm nhập.

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Chi phí quản lý nhân sự, nhân công

    Liệu là chủ cơ quan, doanh nghiệp thì bạn sẽ lựa chọn phương án nào để giúp tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh cho nhân sự hay nhân công?? Có thể thấy rõ câu trả lời chính là sử dụng kho silo bảo quản. Nếu như phương pháp xây nhà kho chứa yêu cầu và đòi hỏi cần thêm một kiểm toán cho công việc hàng ngày thì kho silo hoàn toàn không cần thêm bất kỳ một vị trí quản lý khác nào nữa. 

    Giải pháp hệ thống kho chứa silo nguyên, nhiên liệu

    Sự linh hoạt trong xuất nhập hàng

    Có lẽ, yếu tố linh hoạt trong xuất nhập hàng cũng được đánh giá là yếu tố mà mọi người quan tâm hàng đầu. Đúng vậy! Kho Silo chính là phương pháp cải tiến tối ưu và hiện đại nhất hiện nay trong bảo quản các loại nông sản, lương thực, thực phẩm. Không chỉ dừng lại ở sự linh hoạt mà quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng được diễn ra hết sức nhanh chóng, tiện lợi. Qua đó giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp, có thể xuất, vận trực tiếp tới các bến bãi và tiết kiệm tối đa lượng thời gian nhất định mà không tốn quá nhiều sức người tham gia.

    Các tính năng kết hợp hệ thống kho bảo quản

    Việc sử dụng nhà kho thông thường rất dễ dàng dẫn đến tình trạng thực phẩm bị ẩm mốc hay ôi thiu. Điều này có thể hoàn toàn dễ hiểu do điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi dẫn đến việc các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây hỏng. Không chỉ vậy mà thời gian bảo quản cũng rút ngắn đi rất nhiều.

    Kho silo nhờ được trang bị hệ thống đo cũng như điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nên rất tốt cho việc bảo quản. Các loại sản phẩm được bảo quản trong kho silo sẽ không bị thay đổi về chất lượng, không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài và giữ được thời gian lâu hơn.

     

     

     
    Ngày đăng: 19-07-2019 18,010 lượt xem
  •  

     

    NƯỚC LÀNH - GOOD WATER - NƯỚC LÀNHCST STORAGE - NƯỚC LÀNH - GOOD WATERCST STORAGE - GOOD WATER - CST STORAGE